“Tôi đã chữa trị ở nhiều nơi rồi! Giáo sư, Tiến sĩ trong nước, ngoài nước đủ cả, ở đâu có người mách thì mình đi. Cũng chả tìm được chỗ nào tốt hơn nữa, điều trị ở đây thấy bệnh tình mình được ổn định, sức khỏe cũng tạm được thì mình theo thôi…”
Câu chuyện của bác Nguyễn Văn Đoạt – Nguyên Công sứ Đại Sứ quán Việt Nam tại Pháp, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ châu Âu Bộ Ngoại giao về những năm “trường kỳ kháng chiến” và nay đang sống “vui vẻ” cùng căn bệnh tim mạn tính tại căn nhà nhỏ số 258 Phố Vọng – Thanh Xuân – Hà Nội.
Cuộc gặp gỡ ngày Hà Nội “nằm trong chảo lửa”
Sau buổi trò chuyện ngắn tại Bệnh viện Đông Đô, chúng tôi gặp bác vào buổi sáng ngay sau đó để tìm hiểu nhiều hơn về bệnh tình của bác và ghi lại những bức ảnh chân thật của bác ở cuộc sống đời thường.
Căn nhà nhỏ khuất sau những dãy nhà lớn mát rượi không cần đến điều hòa khi Hà Nội đang đỉnh điểm của mùa nắng gắt. Nội thất được bài trí với phong cách bình dị, mộc mạc như chính con người bác vậy. Đặc biệt nhất là chiếc chõng tre được kê ngay cạnh bàn làm việc khiến tôi vô cùng chú ý. Bác nói “Chõng tre nằm mát và nhỡ khi chóng mặt, nhức đầu có chỗ nằm ngay cho tiện”.

Khi chúng tôi đến, 2 bác đón tiếp rất hồ hởi, chân tình. “Hà Nội những ngày này nóng lắm, kể đến sớm thì mát hơn, giờ này nắng nóng quá rồi. 2 cháu chưa kịp ăn sáng thì bác mời đi ăn phở đã” kèm nụ cười tươi rói – Lời bác Đoạt chân chất, gần gũi như đã quen biết từ lâu.
Tôi đang sống “vui vẻ” với căn bệnh tim suốt 26 năm qua
Kể về tiểu sử căn bệnh tim của mình bác nói. “Thực ra trước kia xuất phát từ tình trạng tăng huyết áp rồi các vấn đề về mạch nhưng mình không hề biết vì không thấy biểu hiện gì, cứ sinh hoạt và làm việc bình thường thôi. Cho đến một lần bị tai nạn xe máy vào năm 1992, tim đập 250 nhịp một phút, bác sĩ cắt cơn rồi lại tái phát. Sau này bác sĩ mới nói đó là bệnh nhịp nhanh (WPW).Việt Nam lúc bấy giờ không chữa được bệnh vì trang thiết bị còn thiếu thốn. Trong thời gian công tác tại Pháp mới được chẩn đoán mắc nhịp tim nhanh và được điều trị bằng sóng cao tần thì đã khỏi. Tuy nhiên, sau một tháng điều trị hết nhịp tim nhanh thì lại bị bệnh rung nhĩ. Mỗi lần lên cơn rung nhĩ thì phải nhập viện truyền thuốc, nếu không cắt cơn thì phải sốc điện. Từ đó sống chung với nó cho đến bây giờ”.
“Năm 2012 bác sĩ chụp mạch vành thấy có vấn đề về tim và phải đặt 1 Stent do PGS. BS. Phạm Mạnh Hùng thực hiện tại Bệnh viện Đông Đô. Sau đó uống thuốc chống đông, cao huyết áp, mỡ máu trường kỳ. Năm 2014 có bác sĩ Pháp cùng ekip tại Bệnh viện Bạch Mai thực hiện đốt sóng cao tần nhưng cũng chỉ đỡ mà không khỏi hẳn”.

Trong suốt 26 năm qua, bác đã chữa trị căn bệnh tim mạn tính này ở nhiều nơi từ bên Pháp, Nga, tại Việt Nam với nhiều bác sĩ, giáo sư cả trong và ngoài nước nhưng cũng không khỏi được.“Hồi đầu mới phát hiện bệnh cũng hoảng loạn lắm nhưng về sau chữa trị nhiều lần không khỏi mình xác định phải sống chung với lũ. Sau này đọc sách báo tìm hiểu thêm về bệnh, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, tinh thần thoải mái để sống chung với bệnh một cách “vui vẻ, nhẹ nhàng nhất có thể”.
Dấu hiệu nhận biết và lời khuyên dành cho người bệnh tim mạn tính
Chúng ta cần xác định “sống chung với lũ” một cách lành mạnh nhất để duy trì cuộc sống của mình một cách nhẹ nhàng nhất có thể.
“Về tâm lý cần hết sức thoải mái, thoải mái trong khuôn khổ vì mình phải biết bệnh mình đến đâu, không quá nặng nề về bệnh tật nhưng cũng không được chủ quan. Phải lắng nghe bác sĩ, lắng nghe cơ thể của chính mình để biết tình trạng bệnh tiến triển ra sao, bình tĩnh khi lên cơn. Khi có sự cố thì đi bệnh viện kịp thời”.
Bệnh có thể nhận biết qua những dấu hiệu như: “Hồi đầu người khó chịu lắm, tim đập thình thịch, vã mồ hôi. Những khi tim đập nhanh quá thì sẽ gây đau ngực và gây nên tâm lý hoảng loạn. Ban đầu tần suất ít từ 1 tháng hay có thể 5-7 tháng mới bị một lần nhưng dần dần các cơn rung nhĩ đến gần hơn, thường xuyên hơn hàng tháng, hàng tuần và đến bây giờ là thường xuyên nên gọi là mạn tính”.

Khi chúng tôi hỏi về việc tại sao bác lại lựa chọn và gắn bó với Bệnh viện Đông Đô lâu đến thế thì bác bộc bạch: “Tôi đã chữa trị ở nhiều nơi rồi! Giáo sư, Tiến sĩ trong nước, ngoài nước đủ cả, ở đâu có người mách thì mình đi. Cũng chả tìm được chỗ nào tốt hơn nữa, điều trị ở đây thấy bệnh tình mình được ổn định, sức khỏe cũng tạm được thì mình theo thôi. Bác sĩ, y tá rồi nhân viên tận tình chu đáo, có trách nhiệm với người bệnh, hết sức lắng nghe và chia sẻ nên thấy yên tâm. Hàng tháng cứ đến khám rồi lấy thuốc theo sự điều chỉnh của bác sĩ Hoàng Phi Điệp”.
Sau buổi khi được nghe bác bộc bạch về bệnh tình, quá trình điều trị bệnh kéo dài suốt 26 năm qua chúng tôi thấy bác vẫn đọc sách báo, nghe nhạc, giúp vợ làm việc nhà,… mỗi ngày khá linh hoạt nghĩa là sống khá “vui vẻ” cùng với căn bệnh tim mạn tính. Vì vậy, nếu ai đó đang mắc phải căn bệnh này đừng quá bi quan mà hãy lạc quan, tin yêu vào cuộc sống hãy lắng nghe cơ thể và làm theo đúng lời khuyên của bác sĩ để có thể “sống chung với lũ” một cách vui vẻ nhất, nhẹ nhàng nhất nhé!
Ánh Tuyết ghi
BỆNH VIỆN ĐÔNG ĐÔ
Địa chỉ: Số 5 phố Xã Đàn, quận Đống Đa, HN
Điện thoại: (024) 6278.4449 / Fax: 024 6278 4450
Hotline: 0388 56 56 56 - 0948 22 99 55
Đặt lịch khám/CSKH: 0968 309 488
Email: dongdohospital@gmail.com
Website: www.benhviendongdo.com.vn
Facebook: Bệnh Viện Đông Đô