NIỀM TIN VÀ HY VỌNG
Tư vấn : (024) 6278 4449; Khám doanh nghiệp : 0968 309 488

Tư vấn trực tuyến các bệnh về tim mạch

Thưa giáo sư, tôi đã đặt 1 stend cho động mạch vành cách đây 2 năm, từ đó tới nay tôi vẫn dùng thuốc và khám định kỳ tại viện tim Hà Nội và Đông Đô. Giáo sư cho tôi hỏi tôi có phải đi chụp kiểm tra không? Xin cảm ơn giáo sư!

 (Nguyễn Tiến Thức, 53 tuổi, BT6-A24 Mỹ đình 2 Hà Nội)

GS. TS. Nguyễn Lân Việt:

Sau khi đã được nong và đặt Stent động mạch vành thì người bệnh vẫn cần thiết có khám định kỳ và làm 1 số xét nghiệm thường quy theo chỉ định của bác sỹ để biết được tình trạng của bệnh cũng như 1 số biến chứng có thể xảy ra, từ đó thầy thuốc mới có hướng điều trị kịp thời cho mình. Nói chung, các thầy thuốc thường chỉ chỉ định chụp lại động mạch vành khi bệnh nhân có biểu hiện đau tức ngực, khó thở khi gắng sức hoặc qua 1 số thăm dò thấy có biểu hiện của hẹp tắc Stent hay hẹp tắc những vị trí động mạch vành khác.

Tôi là nữ, 59 tuổi. Huyết áp thường xuyên của tôi là 130/ 80. Cao 1m52, nặng 56kg . Ba mẹ tôi đều bị huyết áp cao.Nhưng gần đây tôi bị hiện tượng choáng váng và khi đo thì huyết áp là 130/60. Tôi có uống nước đường nóng nhưng không thấy bớt

Xin hỏi Bác sĩ:
1/ Đây là hiện tượng gì? Có phải triệu chứng suy tim không?
2/ Nên đối phó tức thời bằng cách nào ngoài việc nằm nghỉ?
3/ Có cách nào phòng tránh?
Xin cám ơn Bác sĩ

 (Nguyễn thị Lan, 59 tuổi, 190 Thảo điền quận 2 TPHCM)

GS. TS. Nguyễn Lân Việt:

Hiện tượng choáng váng có thể xảy ra nhất thời hoặc thường xuyên. Choáng váng là triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau như tụt huyết áp hoặc ngược lại khi huyết áp quá cao, thiếu máu, hạ đường huyết, hẹp động mạch cảnh, tai biến mạch não thoáng qua, một số các rối loạn nhịp tim, v.v.

Vì vậy, chị nên đến bệnh viện để các bác sỹ khám lâm sàng và làm 1 số thăm dò cần thiết để xác định xem nguyên nhân choáng váng của chị là gì.

Thưa bác sĩ, hiện tại vợ cháu đang mang thai được 28 tuần. Khi siêu âm ở tuần 18 bác sĩ phát hiện thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh (hội chứng thiểu sản thất trái). Cháu đã đưa vợ đi hội chẩn ở viện C bác sĩ cũng kết luận như vậy. Bác sĩ khuyên cháu nên đình chỉ thai nghén càng sớm càng tốt vì đây là dị tật bẩm sinh nặng và hiếm gặp. Cháu và vợ đã suy nghĩ rất nhiều, hai bên gia đình không cho vợ chồng cháu bỏ đứa bé vì sợ mang tội. Vì thế cháu đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều, những lần siêu âm tiếp theo các chỉ số siêu âm thai con cháu đều đạt tiêu chuẩn. Thưa bác sĩ liệu sau khi sinh ra con cháu có được khoẻ mạnh và phát triển như những đứa trẻ bình thường khác được không? Việt Nam đã có ca phẫu thuật hội chứng thiểu sản thất trái nào chưa và tỷ lệ thành công là bao nhiêu ah? Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

 (Trần Minh Thanh, 26 tuổi)

GS.TS Nguyễn Lân Việt:

Nếu đúng như các Bác sĩ đã xác định thai nhi của vợ chồng cháu bị thiểu sản thất trái thì đây thực sự là 1 dị tật tim bẩm sinh hiếm gặp nhưng rất nặng và tiên lượng thường xấu, song nếu gia đình cháu quyết tâm để vợ cháu giữ thai thì sau khi sinh chắc chắn cần làm siêu âm Doppler tim để khẳng định có đúng như chẩn đoán trước sinh hay không. Hy vọng là sau khi sinh mà cấu trúc tim không đúng như chẩn đoán trước sinh thì tốt quá! Còn theo tôi biết thì những trường hợp thiểu sản thất trái bẩm sinh gần như chưa có biện pháp điều trị triệt để mà chỉ có các biện pháp điều trị tạm thời mà thôi.

Chào giáo sư Nguyễn Lân Việt!

Cháu xin hỏi một số vấn đề xung quanh việc thông liên nhĩ.
Trước đây không biết. Đến năm 2012 khi sinh bé đầu tiên và đi khám vợ cháu mới phát hiện bị thông liên nhĩ và trong năm đó đã đi bít rù ở C7 Khoa tim mạnh BV Bạch Mai rồi.
Sức khoẻ tương đối ổn định. Vậy cho cháu hỏi phương pháp bít rù đó được bao nhiêu thời gian và có phải đi bít lại không hay làm các cuộc phẫu thuật khác không?Ít nữa về già có bị ảnh hưởng nữa không?
Vợ chồng cháu vẫn còn trẻ và sinh được một bé năm 2012. Liệu đến sau 4-5 năm nữa vợ chồng cháu muốn có bé nữa liệu được không? Có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của vợ cháu không? Rất mong được giáo sư trả lời
Cháu xin chân thành cảm ơn!

 (Nguyen Phuc Thanh, 32 tuổi, Thanh xa, Nghia Hiep, Yen My, Hung Yen)

GS.TS Nguyễn Lân Việt:

Thông liên nhĩ là bệnh lý tim bẩm sinh thường gặp. Điều trị đóng lỗ thông bằng dụng cụ qua da là 1 biện pháp điều trị tiên tiến, thay thế cho phẫu thuật trước đây. Về nguyên tắc, sau khi bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ thành công bệnh nhân có thể coi như khỏi bệnh hoàn toàn. Tùy vào tình trạng bệnh nhân trước khi làm thủ thuật, các bác sỹ chuyên khoa tim mạch sẽ có kế hoạch tái khám và theo dõi cho bệnh nhân. Trường hợp của vợ cháu nên đến khám CK tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai để được thăm khám lại. Nếu sức khỏe vợ cháu khá ổn định như cháu nói và kiểm tra thấy áp lực động mạch phổi bình thường thì việc có thai và sinh đẻ tiếp thường cũng không bị ảnh hưởng gì.

Kính thưa GS. TS. Nguyễn Lân Việt;

Tôi đã mổ tim thay van 2 lá cách đây 4 năm, vẫn uống Symtron đều đặn theo toa bác sĩ. Ngoài ra, tôi còn uống các loại thuốc trị các bệnh trầm cảm, phì đại tuyến tiền liệt, đau thần kinh toạ. Xin hỏi GS. TS. nguy cơ hình thành cục máu đông có tăng cao khi uống nhiều loại thuốc như vậy không, và biện pháp đối phó?
Xin GS.TS. giúp tôi. Xin chân thành cảm tạ.

 (Phạm văn Mát, 53 tuổi, 765 Tân Kỳ Tân Quý,Bình Hưng Hoà A, Bình Tân.)

GS. TS. Nguyễn Lân Việt:

Về nguyên tắc, khi đã thay van 2 lá cơ học thì bắt buộc phải sử dụng các thuốc chống đông máu 1 cách thường xuyên. Trường hợp của ông vẫn đang uống Sintrom đều đặn theo đơn của Bác sỹ như vậy là đúng. Nhưng ông cũng cần xét nghiệm về INR và tỷ lệ Prothrombin 1 cách định kỳ để các thây thuốc sẽ có cơ sở điều chỉnh kịp thời liều thuốc chống đông cho ông.

Ông có nói là hiện tại ông còn đang uống thêm các thuốc trị bệnh trầm cảm, phì đại tiền liệt tuyến, đau thần kinh tọa. Các thuốc chống đông thường có bị tác động bởi nhiều loại thuốc khác. Ví dụ như các thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng hiệu quả thuốc chống đông nên dễ có nguy cơ bị chảy máu. Vì vậy, tốt nhất là ông nên xét nghiệm INR và PT 1 cách định kỳ và xin ý kiến trực tiếp của thầy thuốc điều trị về các loại thuốc mà ông định dùng thêm, để tránh tình trạng làm tăng hoặc giảm hiệu quả của thuốc chống đông.

BỆNH VIỆN ĐÔNG ĐÔ

Địa chỉ: Số 5 phố Xã Đàn, quận Đống Đa, HN

Điện thoại: (024) 6278.4449 / Fax: 024 6278 4450

Tổng đài: 19001965

Đặt lịch khám/CSKH Đa khoa: 0968 309 488

Đặt lịch khám/CSKH khoa Mắt: 093 296 6565

Đặt lịch khám/CSKH khoa IVF: 0965 89 6565

Email: dongdohospital@gmail.com

Website: www.benhviendongdo.com.vn

Facebook: Bệnh Viện Đông Đô

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP BÁC SĨHoặc gọi 0968.309.488 để được hỗ trợ trực tiếp

BỆNH VIỆN ĐÔNG ĐÔ

Logo

Địa chỉ: Số 5 Xã Đàn, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Đặt lịch khám: (024) 6278 4449/ 0968 309 488

Hotline: 1900 1965

Khám sức khỏe doanh nghiệp: 0968 309 488

Đăng ký email

Để lại Email để nhận thông tin ưu đãi mới nhất của Đông Đô
Đông Đô đang online