Ngưng tim đột ngột là tình trạng mất đột ngột chức năng của tim, hô hấp và ý thức. Tình trạng này thường xảy ra do rối loạn điện học trong tim. Hiện tượng ngưng tim làm gián đoạn hoạt động bơm của tim, làm ngưng dòng chảy của máu trong cơ thể.
Ngưng tim đột ngột có những dấu hiệu và triệu chứng cần phát hiện tức thời, bao gồm:
- Ngất đột ngột
- Không có nhịp mạch, nhịp tim
- Ngưng thở
- Mất ý thức
Đôi khi xảy ra những dấu hiệu và triệu chứng ngưng tim đột ngột khác trong bệnh này. Chúng có thể bao gồm:
- Khó chịu ở ngực
- Khó thở
- Mệt mỏi
- Đánh trống ngực
Nhưng ngưng tim đột ngột vẫn thường xảy ra mà không có triệu chứng báo trước.
Rối loạn về nhịp tim – kết quả của rối loạn về hệ thống điện bên trong tim – là nguyên nhân thường gặp trong ngưng tim đột ngột.
Hệ thống điện bên trong tim kiểm soát tần số và nhịp tim. Nếu có gì đó hoạt động không đúng, tim bạn có thể đập rất nhanh, rất chậm hoặc không đều. Thông thường những rối loạn nhịp tim như vậy diễn ra nhanh chóng và vô hại, nhưng một số loại có thể dẫn đến ngưng tim đột ngột.
Loại nhịp tim thường gặp nhất vào thời điểm ngưng tim là rối loạn nhịp ở buồng thấp của tim (Tâm thất). Các xung điện nhanh và thất thường khiến tâm thất co bóp một cách vô ích và thiếu hiệu quả (Rung thất).
Khi ngưng tim đột ngột xảy ra, lượng máu chảy lên não giảm gây bất tỉnh. Nếu nhịp tim của bạn không nhanh chóng trở lại bình thường, tổn thương não xảy ra và gây tử vong. Những người sống sót sau ngưng tim có thể có dấu hiệu tổn thương não.
Nếu bạn có thể sống sót sau cơn ngưng tim đột ngột, bác sĩ của bạn có thể sẽ tiến hành thăm khám để tìm nguyên nhân. Từ đó, có thể ngăn ngừa các cơn ngưng tim tiếp theo diễn ra trong tương lai. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm sau:
- Điện tâm đồ (ECG)
Trong quá trình thực hiện ECG, các điện cực được gắn tại ngực và tứ chi sẽ phát hiện các hoạt động điện tim. Xét nghiệm ECG có thể phát hiện những rối loạn về nhịp hoặc phát hiện bất thường về hình thái điện tim, ví dụ như khoảng QT dài, làm tăng nguy cơ đột tử.
- Xét nghiệm máu
Mẫu máu của bạn sẽ được dùng để kiểm tra nồng độ các chất bên trong. Chẳng hạn như: Nồng độ Kali, nồng độ magie, hóc môn và các chất hoá học khác có thể tác động lên chức năng của tim. Những xét nghiệm máu khác có thể phát hiện tổn thương tim và đau tim gần đây
- Xét nghiệm hình ảnh
Những xét nghiệm hình ảnh có thể được chỉ định, bao gồm:
- X-Quang ngực thẳng: xét nghiệm này giúp cho bác sĩ kiểm tra kích thước, hình dạng của tim và mạch máu. Ngoài ra nó cũng có thể cho thấy bệnh nhân có bị suy tim hay không
- Siêu âm tim: Bằng xét nghiệm này, việc sử dụng sóng siêu âm giúp tái tạo hình ảnh của tim. Xét nghiệm có thể hướng dẫn định khu vị trí của tim bị tổn thương do đau tim và không bơm đủ máu hoặc có những vấn đề rối loạn về van tim.
- Xét nghiệm hạt nhân: Đây là xét nghiệm thường thực hiện với một bài kiểm tra gắng sức, giúp xác định được các vấn đề về lưu lượng máu chảy trong tim. Một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào máu của bạn. Thiết bị có thể phát hiện chất phóng xạ khi nó chảy qua tim và phổi của bạn.
- Thông tim (chụp động mạch vành): Khi thực hiện thủ thuật này, một loại thuốc cản quang sẽ được tiêm vào trong động mạch của tim thông qua một loại ống dài và mỏng (ống thông). Khi thuốc cản quang này lắp đầy bên trong động mạch thì và những động mạch này sẽ nhìn thấy được trên X-quang và băng video, cho thấy các khu vực bị tắc nghẽn.
Cần làm gì để có một trái tim khỏe mạnh?
Sống một lối sống lành mạnh cho trái tim của bạn bằng những hành động:
- Không hút thuốc lá
- Đạt được và duy trì trọng lượng ở mức được khuyến cáo
- Nếu bạn uống rượu, hãy uống một cách điều độ – Không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và nam giới trên 65 tuổi, và không quá hai ly mỗi ngày đối với nam giới trẻ tuổi
- Duy trì hoạt động thể chất
- Kiểm soát những căng thẳng trong cuộc sống, giữ cho tinh thần được thoải mái
Nếu bạn đang có những triệu chứng vừa nêu trên hoặc đang mắc bệnh tim, hãy chăm sóc bản thân bằng cách theo dõi sức khỏe định kỳ. Hi vọng qua bài viết của ThS.BS Vũ Thành Đô đã giúp các bạn nắm được những thông tin về bệnh ngưng tim đột ngột. Đồng thời, hiểu đúng về nhóm đối tượng nguy cơ để có thể lên chiến lược bảo vệ sức khỏe cho gia đình và chính bản thân.
BỆNH VIỆN ĐÔNG ĐÔ
Địa chỉ: Số 5 phố Xã Đàn, quận Đống Đa, HN
Điện thoại: (024) 6278.4449 / Fax: 024 6278 4450
Tổng đài: 19001965
Đặt lịch khám/CSKH Đa khoa: 0968 309 488
Đặt lịch khám/CSKH khoa Mắt: 093 296 6565
Đặt lịch khám/CSKH khoa IVF: 0965 89 6565
Email: dongdohospital@gmail.com
Website: www.benhviendongdo.com.vn
Facebook: Bệnh Viện Đông Đô