Bệnh tĩnh mạch chi dưới là 1 bệnh rất phổ biến với 30-50% nữ giới và 15-30% nam giới mắc bệnh.
Ở nữ giới, nguy cơ của bệnh cao gấp 3 lần nam giới. Các triệu chứng thường rõ ràng hơn vào trước khi kinh nguyệt bắt đầu vài ngày. Bệnh hay xảy ra trong thai kỳ.
Các yếu tố tư thế, cách sống, hoạt động thể chất là yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch chi dưới:
- Đứng lâu hoặc trong trạng thái bất động trong thời gian lâu.
- Những người có công việc ít vận động, ngồi nhiều.
- Tiếp xúc với nhiệt (phòng xông hơi, tiếp xúc với ánh nắng) trong thời gian rảnh hoặc trong điều kiện sống và làm việc cũng gây ra sự giãn nở của tĩnh mạch, làm nặng cảm giác chân đau và mệt mỏi.
- Giảm hoạt động thể chất, tình trạng thừa cân có thể gây ra cảm giác chân nặng và thậm chí là tĩnh mạch suy giãn.
Ngoài ra, di truyền cũng có thể đóng góp một phần nào đó làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở một người.
Suy giãn tĩnh mạch có thể ổn định suốt cuộc đời hoặc tiến triển dần, thậm chí là gây ra các biến chứng như:
- Huyết khối tĩnh mạch nông hoặc viêm tĩnh mạch nông.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc viêm tĩnh mạch sâu.
- Vỡ giãn tĩnh mạch.
- Sự chậm lại trong tuần hoàn tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch, gây ra biến chứng trên da như viêm da cơ địa, phù hoặc ngứa trên chân.
- Rối loạn dinh dưỡng da và mô dưới da
- Loét ở chân, đây là biến chứng đáng sợ nhất và là giai đoạn cuối của bệnh. Thường xuất hiện vết loét ở mắt cá chân, có thể đi kèm với phù. Nếu không được điều trị, loét trở nên mạn tính. Nó không lành và gây ra nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu và, trong một số trường hợp hiếm, biến đổi ung thư.
BỆNH VIỆN ĐÔNG ĐÔ
Địa chỉ: Số 5 phố Xã Đàn, quận Đống Đa, HN
Điện thoại: (024) 6278.4449 / Fax: 024 6278 4450
Tổng đài: 19001965
Đặt lịch khám/CSKH Đa khoa: 0964 134 585
Đặt lịch khám/CSKH khoa Mắt: 093 296 6565
Đặt lịch khám/CSKH khoa IVF: 0965 89 6565
Email: dongdohospital@gmail.com
Website: www.benhviendongdo.com.vn
Facebook: Bệnh Viện Đông Đô