Ngày nay, có hơn 140 triệu người trên thế giới đang sử dụng kính áp tròng để điều chỉnh thị lực thay cho kính gọng.
Kính áp tròng không chỉ giúp điều chỉnh tật khúc xạ, mà còn mang tính thẩm mỹ: giúp đổi màu tròng mắt, làm tròng mắt to hơn, che sẹo giác mạc hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý giác mạc. Bên cạnh những lợi ích của việc đeo kính áp tròng, người sử dụng cũng đối một với một số rủi ro tiềm ẩn.

Kính áp tròng gây ra những thay đổi sinh lý đáng kể trong chuyển hóa giác mạc, biểu mô giác mạc và nội mô, thành phần và sự sản xuất nước mắt, oxy và carbon dioxide trong giác mạc. Những thay đổi này có thể dẫn đến nhiều rối loạn khác nhau của bề mặt nhãn cầu và có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh lý đã có từ trước. Một số bệnh lý tồn tại từ trước sẽ nặng lên khi đeo kính tiếp xúc như: viêm kết mạc dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân, viêm bờ mi và khô mắt. Các vấn đề liên quan đến kính tiếp xúc, chẳng hạn như đeo kính tiếp xúc bị hỏng hay cong vênh, mất lớp phủ và có nhiều cặn bẩn, vệ sinh kính tiếp xúc không đúng cách có thể dẫn đến đến các biến chứng ở mắt.
- Sự lắng đọng protein xuất hiện như một sương mù trên bề mặt bên ngoài của kính tiếp xúc. Người ta cho rằng tình trạng viêm hoặc dị ứng ở mắt có thể phát sinh do sự cọ xát của các protein với bề mặt nhãn cầu. Ngoài ra, các chất lắng đọng lipid có nguồn gốc chủ yếu từ các chất tiết của tuyến meibomian. Những chất tiết này tạo ra một dạng chất nhờn bề mặt kính. Vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh có thể bám vào bề mặt của kính tiếp xúc chặt hơn nhờ cái chất lắng đọng này.
- Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ: bệnh lý xảy ra hệ thống miễn dịch của mắt kích hoạt phản ứng dị ứng với các kháng nguyên của kính tiếp xúc. Các triệu chứng có thể bao gồm tăng xuất tiết nhầy, cương tụ kết mạc, kích ứng và ngứa mắt.
- Viêm giác mạc chấm nông: là biến chứng thường gặp nhất. Nguyên nhân bao gồm: chấn thương cơ học, độc tính hóa học đối với chất bảo quản và thuốc bôi tại chỗ, tình trạng thiếu oxy, hội chứng thấu kính quá chặt (tight lens syndrome), đeo kính tiếp xúc quá lâu, kính tiếp xúc bị khô và thường gặp nhất là khô mắt.
- Phù giác mạc do thiếu oxy giác mạc: hầu hết oxy đến giác mạc được cung cấp từ sự khuếch tán oxy từ không khí vào nước mắt và một phần oxy được cung cấp từ các mạc máu vùng rìa giác mạc. Tình trạng thiếu oxy giác mạc xảy ra khi lượng oxy khuếch tán từ không khí giảm khi có mặt của kính tiếp xúc. Nồng độ oxy trong giác mạc giảm có thể dẫn đến thay đổi trong hoạt động trao đổi chất, với kết quả là phù nhu mô giác mạc.
- Viêm giác mạc do nhiễm trùng: đây là biến chứng nghiêm trọng nhất. Các yếu tố nguy cơ gây loét giác mạc do nhiễm trùng bao gồm: tình trạng thiếu oxy ở giác mạc, tăng sự bám dính của các sinh vật (vi khuẩn, nấm, amip) vào biểu mô giác mạc khi có kính tiếp xúc, đeo kính tiếp xúc trong thời gian dài, vệ sinh kính tiếp xúc và hộp đựng kính.
Các biến chứng liên quan đến kính tiếp xúc từ nhẹ đến nặng và xảy ra với tất cả các thể thức đeo kính. Người đeo cần tuân thủ các bước làm sạch kính, thực hiện đúng quy trình đeo kính và chế độ thay thế kính. Khi cảm thấy bất thường, người sử dụng kính tiếp xúc cần ngưng sử dụng kính và đến khám bác sĩ mắt để được điều trị kịp thời
BỆNH VIỆN ĐÔNG ĐÔ
Địa chỉ: Số 5 phố Xã Đàn, quận Đống Đa, HN
Điện thoại: (024) 6278.4449 / Fax: 024 6278 4450
Tổng đài: 19001965
Đặt lịch khám/CSKH Đa khoa: 0968 309 488
Đặt lịch khám/CSKH khoa Mắt: 093 296 6565
Đặt lịch khám/CSKH khoa IVF: 0965 89 6565
Email: dongdohospital@gmail.com
Website: www.benhviendongdo.com.vn
Facebook: Bệnh Viện Đông Đô